Hạch toán TK TT 200
TK 113 - Tiền đang chuyển
TK 112 - Tiền gửi ngân hàng
TK 121 - Chứng khoán kinh doanh
TK 128 - Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn
TK 131- Phải thu khách hàng
TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
TK 136 - Phải thu nội bộ
TK 138 - Phải thu khác
TK 141- Tạm ứng
TK 151 - Hàng mua đang đi đường
TK 152 - Nguyên liệu,vật liệu
TK 153 - Công cụ dụng cụ
TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
TK 155- Thành phẩm
TK 156 - Hàng hóa
TK 157 - Hàng gửi đi bán
TK 158 - Hàng hóa kho bảo thuế
TK 161 - Chi sự nghiệp
TK 171 - Giao dịch mua, bán lại trái phiếu Chính phủ
TK 211 - TSCĐ hữu hình
TK 212 - TSCĐ thuê tài chính
TK 213 - TSCĐ vô hình
TK 214 - Hao mòn TSCĐ
TK 217 - BĐS đầu tư
TK 221 - Đầu tư vào công ty con
TK 222 - Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết
TK 228 - Đầu tư khác
TK 229 - Dự phòng tổn thất tài sản
TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang
TK 242 - Chi phí trả trước
TK 243 - Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
TK 244 - Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược
TK 331 – Phải trả cho người bán
TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
TK 334 - Phải trả người lao động
TK 335 – Chi phí phải trả
TK 336 – Phải trả nội bộ
TK 337 – Thanh toán theo tiến độ hợp đồng xây dựng
TK 338 – Phải trả, phải nộp khác
TK 341 – Vay và nợ thuê tài chính
TK 343 – Trái phiếu phát hành
TK 344 - Nhận ký quỹ, ký cược
TK 347 – Thuế thu nhập hoãn lại phải trả
TK 352 – Dự phòng phải trả
TK 353 – Quỹ khen thưởng, phúc lợi
TK 356 – Quỹ phát triển khoa học và công nghệ
TK 357 - Quỹ bình ổn giá
TK 411 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu
TK 412 – Chênh lệch đánh giá lại tài sản
TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái
TK 414 - Quỹ đầu tư phát triển
TK 417 – Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp
TK 418 – Các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu
TK 419 – Cổ phiếu quỹ
TK 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
TK 441 – Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản
TK 461 – Nguồn kinh phí sự nghiệp
TK 466 – Nguồn kinh phí hình thành TSCĐ
TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính
TK 521 - Các khoản giảm trừ doanh thu
TK 611 - Mua hàng
TK 621 – Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp
TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp
TK 623 - Chi phí sử dụng máy thi công
TK 627 – Chi phí sản xuất chung
TK 631 - Giá thành sản xuất
TK 632 – Giá vốn hàng bán
TK 635 – Chi phí tài chính
TK 641 - Chi phí bán hàng
TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp
TK 711 - Thu nhập khác
TK 811 - Chi phí khác
TK 821 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh
Phân biệt các khoản dự phòng phải trả và nợ tiềm tàng
Đăng lúc: Thứ hai - 15/04/2013 00:27 - Người đăng bài viết: KienPT Đã xem: 14915 | Phản hồi: 0Hơn nữa một số thuật ngữ và nghiệp vụ đề cập trong chuẩn mực còn khá mới mẻ ở Việt Nam, bởi trên thực tế chưa xảy ra hoặc rất ít xảy ra. Do đó việc phân biệt giữa “Dự phòng phải trả” với “các khoản dự phòng khác”, giữa “Dự phòng phải trả” và “Nợ tiềm tàng”, giữa “xác định được” với “không xác định được”, giữa “Nợ phải trả” vớí “Nợ phải trả tiềm tàng” là cần thiết để chuẩn mực này đi vào cuộc sống.
1. Ý nghĩa của chuẩn mực số 18
Chuẩn mực đảm bảo việc áp dụng các nguyên tắc ghi nhận, cơ sở hạch toán phù hợp cũng như việc công bố đầy đủ thông tin đối với các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng nhằm giúp cho người sử dụng hiểu được bản chất nghiện vụ, thời điểm phát sinh, số lượng và giá trị ghi sổ của các khoản mục này.
Chuẩn mực đưa ra các điều kiện cần phải được thực hiện để công nhận một khoản dự phòng giúp cho doanh nghiệp đạt được tính nhất quán và tính so sánh trong việc hạch toán các khoản dự phòng. Thực hiện chuẩn mực này nhằm công khai các khoản nợ tiềm tàng trên Báo cáo Tài chính đáp ứng yêu cầu trình bày đầy đủ.
Chuẩn mực hướng dẫn cho người lập Báo cáo Tài chính quyết định cụ thể khi nào thì lập dự phòng, khi nào chỉ công bố thông tin hoặc khi nào không công bố thông tin.
Chuẩn mực nhằm đảm bảo rằng doanh nghiệp chỉ trình bày trên Báo cáo tài chính những nghĩa vụ pháp lý những khoản nợ phát sinh từ các sự kiện quá khứ thì mới được ghi nhận khoản dự phòng liên quan. Còn các khoản chi phí dự tính trong tương lai do áp lực về thương mại hoặc quy định của pháp luật mà doanh nghiệp dự định phải chi tiêu như trường hợp đặc biệt trong tương lai thì không được lập dự phòng.
2. Những phạm vi mà chuẩn mực 18 không đề cập đến
Chuẩn mực này áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp để kế toán các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng, ngoại trừ:
- Các khoản mục phát sinh từ các hợp đồng thông thường, không kể các hợp đồng có rủi ro lớn;
- Các công cụ tài chính (Các công cụ tài chính áp dụng theo quy định của chuẩn mực kế toán về công cụ tài chính.)
- Những khoản mục đã quy định trong các chuẩn mực kế toán khác như CM 11 “Hợp nhất kinh doanh”, CM 17 “ Thuế thu nhập DN”, CM 15 “Hợp đồng xây dựng”, CM 14 “ Doanh thu và thu nhập khác”...
3. Phân biệt các khoản dự phòng phải trả và nợ tiềm tàng

Từ mô hình 1 chúng ta có thể phân biệt và hiểu rõ hơn CM 18
- Nợ phải trả bao gồm Nợ tiềm tàng và Nợ thông thường. Một khoản nợ phải trả là nghĩa vụ nợ hiện tại của doanh nghiệp phát sinh từ các sự kiện đã qua và việc thanh toán khoản phải trả này dẫn đến sự giảm sút về lợi ích kinh tế của doanh nghiệp.
|
Nợ thông thường |
Nợ tiềm tàng |
Giống nhau |
Chúng đều là khoản nợ phải trả |
|
Khác nhau |
- Là các khoản Nợ phải trả thường xảy ra, được xác định gần như chắc chắn về giá trị và thời gian. |
- Là các khoản không được ghi nhận là các khoản nợ phải trả thông thường, vì: Các khoản nợ phải trả thường xảy ra, còn khoản nợ tiềm tàng thì chưa chắc chắn xảy ra. (chưa chắc chắn về giá trị và thời gian) |
- Nợ tiềm tàng bao gồm dự phòng phải trả và Nợ tiềm tàng
Tất cả các khoản dự phòng đều là nợ tiềm tàng vì chúng không được xác định một cách chắc chắn về giá trị hoặc thời gian. Tuy nhiên, trong phạm vi chuẩn mực này thuật ngữ “tiềm tàng” được áp dụng cho các khoản nợ và những tài sản không được ghi nhận vì chúng chỉ được xác định cụ thể khi khả năng xảy ra hoặc không xảy ra của một hoặc nhiều sự kiện không chắc chắn trong tương lai mà doanh nghiệp không kiểm soát được. Hơn nữa, thuật ngữ “nợ tiềm tàng” được áp dụng cho các khoản nợ không thoả mãn điều kiện để ghi nhận là một khoản nợ phải trả thông thường.
|
Dự phòng phải trả |
Nợ tiềm tàng |
Giống nhau |
- Chúng không được xác định một cách chắc chắn về giá trị hoặc thời gian. |
|
Khác nhau |
- Một khoản dự phòng là khoản nợ phải trả không chắc chắn về giá trị hoặc thời gian. |
- Nợ tiềm tàng có thể là: |
|
- Tất cả các khoản dự phòng đều là nợ tiềm tàng vì chúng không được xác định một cách chắc chắn về giá trị hoặc thời gian. |
- Trong phạm vi chuẩn mực này thuật ngữ “Nợ tiềm tàng” được áp dụng cho các khoản nợ không được ghi nhận vì chúng chỉ được xác định cụ thể khi khả năng xảy ra hoặc không xảy ra của một hoặc nhiều sự kiện không chắc chắn trong tương lai mà doanh nghiệp không kiểm soát được. |
|
- Các khoản dự phòng là các khoản đã được ghi nhận là các khoản nợ phải trả (giả định đưa ra một ước tính đáng tin cậy) vì nó là các nghĩa vụ về nợ phải trả hiện tại và chắc chắn sẽ làm giảm sút các lợi ích kinh tế để thanh toán các nghĩa vụ về khoản nợ phải trả đó. |
- “Nợ tiềm tàng” được áp dụng cho các khoản nợ không thoả mãn điều kiện để ghi nhận là một khoản nợ phải trả thông thường vì các khoản nợ phải trả thường xảy ra, còn khoản nợ tiềm tàng thì chưa chắc chắn xảy ra. |
|
- Có thể ước tính nghĩa vụ nợ một cách đáng tin cậy thì lập dự phòng |
- Không thể ước tính nghĩa vụ nợ một cách đáng tin cậy, thì khoản nợ hiện tại không được ghi nhận và trình bày như một khoản nợ tiềm tàng. |
4. Nội dung cơ bản của chuẩn mực

Để minh hoạ rõ hơn sơ đồ trên, ta nghiên cứu ví dụ sau:
Trong một vụ xét xử, có thể gây ra tranh luận để xác định rằng những sự kiện cụ thể đã xảy ra hay chưa và có dẫn đến một nghĩa vụ nợ hay không.
Công ty A sản xuất sản phẩm thể thao vừa cho ra đời loại giầy thể thao mới nhưng bị kiện vì một công ty khác cho rằng Công ty A đã đánh cắp kiểu dáng công nghiệp và đòi bồi thường 400 triệu. Đại diện pháp lý của Công ty A có ý kiến rằng việc bồi thường có được thực hiện hay không là do phán quyết của toà án. Tuy nhiên họ dự tính rằng có tới 90% khả năng là khoản bồi thường sẽ bị từ chối và 10% khả năng thành công.
Giải:
Trường hợp này doanh nghiệp phải xác định xem liệu có tồn tại nghĩa vụ nợ tại ngày kết thúc kỳ kế toán năm hay không thông qua việc xem xét tất cả các chứng cứ đã có, bao gồm cả ý kiến của các chuyên gia. Chứng cứ đưa ra xem xét phải tính đến bất cứ một dấu hiệu bổ sung nào của các sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Dựa trên cơ sở của các dấu hiệu đó:
a) Khi chắc chắn xác định được nghĩa vụ nợ tại ngày kết thúc kỳ kế toán năm, thì doanh nghiệp phải ghi nhận một khoản dự phòng (nếu thoả mãn các điều kiện ghi nhận); và
b) Khi chắc chắn không có một nghĩa vụ nợ nào tại ngày kết thúc kỳ kế toán năm, thì doanh nghiệp phải trình bày trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính một khoản nợ tiềm tàng, trừ khi khả năng giảm sút các lợi ích kinh tế rất khó có thể xảy ra (như quy định tại đoạn 81).
Nghĩa vụ hiện tại do sự kiện trước đây gây ra:
- Bằng chứng hiện có do các chuyên gia cung cấp cho thấy rằng có nhiều khả năng không có nghĩa vụ hiện tại vào ngày lập bảng cân đối kế toán;
- 90% khả năng là khoản bồi thường sẽ bị từ chối.
- Không có sự kiện phát sinh nghĩa vụ nợ nào xảy ra.
Vì thế không có khoản dự phòng nào công nhận. Vấn đề được công bố như một khoản nợ tiềm tàng trừ khi 10% được xem là xảy ra, nhưng rất xa.
Việc phân biệt bằng biện pháp so sánh, sơ đồ hoá hy vọng sẽ giúp bạn đọc xác định được rõ hơn khoản Dự phòng phải trả hay khoản nợ tiềm tàng khi nghiên cứu chuẩn mực số 18.
ThS. Nguyễn Đào Tùng - Học viện Tài chính
(tapchiketoan.info)
Nguồn tin: tapchiketoan
Những tin mới hơn
- Mua nợ phải thu và phương pháp hạch toán (15/04/2013)
- Sự khác biệt giữa PP ước tính và PP trực tiếp khi lập dự phòng nợ phải thu khó đòi (phần 2) (15/04/2013)
- Sự khác biệt giữa PP ước tính và PP trực tiếp khi lập dự phòng nợ phải thu khó đòi (phần 1) (15/04/2013)
- Mua nợ phải thu và phương pháp hạch toán (15/04/2013)
Những tin cũ hơn
- Vay vốn theo hợp đồng quyền chọn lãi suất và phương pháp hạch toán (15/04/2013)
- Bao thanh toán và phương pháp hạch toán (15/04/2013)
Ý kiến bạn đọc